SỨC MẠNH CỦA SỰ LIÊN KẾT
Tin tức

Tin tức

TP.HCM giãn cách theo kịch bản nào sau ngày 6.9?
06/09/2021
Trong thời gian TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, lực lượng bộ đội tăng cường hỗ trợ người dân khó khăn nhu yếu phẩm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội /// ĐÌNH PHÚ
Trong thời gian TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội “ai ở đâu ở yên đó”, lực lượng bộ đội tăng cường hỗ trợ người dân khó khăn nhu yếu phẩm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội
ĐÌNH PHÚ
 

Giãn cách cơ học có cắt được đà lây nhiễm cộng đồng?

Kể từ khi đợt dịch thứ 4 (từ 27.4.2021) bùng phát đến nay, TP.HCM trải qua nhiều đợt giãn cách ở các cấp độ khác nhau, đều với mục tiêu kiểm soát cho bằng được dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, ngày 31.5, TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng trong vòng 15 ngày, riêng Q.Gò Vấp và P.Thạnh Lộc (Q.12) giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng. Thời điểm ngày 31.5, TP.HCM ghi nhận 51 ca nhiễm.
Đến ngày 9.7, TP.HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 trên toàn thành phố. Thời điểm ngày 9.7, TP.HCM ghi nhận 1.229 ca nhiễm.
Đến ngày 23.8, TP.HCM siết chặt giãn cách “ai ở đâu ở yên đó”, với mục tiêu đến 15.9 cơ bản khống chế dịch bệnh Covid-19. Thời điểm ngày 23.8, TP.HCM ghi nhận 4.251 ca nhiễm.

Như vậy, liên tục suốt hơn 3 tháng qua (tính từ ngày 31.5), về giãn cách cơ học, TP.HCM áp dụng nhiều cấp độ, càng về sau cấp độ càng siết chặt. Hầu hết cơ sở kinh doanh, dịch vụ (ngoại trừ dịch vụ thiết yếu) đều “đóng băng”, nhưng đà lây nhiễm trong cộng đồng chưa ngăn chặn được triệt để.
Minh chứng là, số ca dương tính ngày 2.9 ghi nhận 5.963 ca, cho thấy dịch đã “ngấm sâu” trong cộng đồng trong suốt các đợt giãn cách.

Vắc xin đã bao phủ tới đâu?

Ngày 1.9, bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM cho biết có 6.219.536 người đã tiêm vắc xin, trong đó mũi 1 là 5.876.039 người, mũi 2 là 343.497 người.
Theo dự kiến có khoảng 7,2 triệu người (từ 18 tuổi trở lên) ở TP.HCM cần tiêm vắc xin ngừa Covid-19 mà Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM từng công bố, thì còn khoảng 1 triệu người nữa cần tiêm mũi 1; khoảng 6,8 triệu người cần tiêm mũi 2.
Về nguồn vắc xin, ngày 1.9, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết ngày 30.8, Bộ Y tế quyết định phân bổ cho TP.HCM thêm 2 loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer với tổng số 1.000.960 liều. Hai loại vắc xin này sẽ được dùng để tiêm mũi 2 cho người đã đủ thời gian tiêm theo khuyến cáo. TP.HCM tập trung tiêm vắc xin những người đã tiêm vào đợt 4 (khoảng ngày 20.6). Cho đến nay, những người này đã tiêm được gần 11 - 12 tuần.
Như vậy, với hơn 1 triệu liều được cấp vào ngày 30.8 và TP.HCM triển khai tiêm ngay mũi 2 vào thời điểm này, thì vẫn còn lại khoảng 5,8 triệu người cần tiêm mũi 2.
Nếu căn cứ vào yếu tố dịch tễ được cho là an toàn dựa trên tỷ lệ bao phủ vắc xin đủ 2 mũi để tính toán phương án giãn cách cụ thể nhất, thì vấn đề mấu chốt, đều phải liên quan con số khoảng 5,8 triệu người cần tiêm mũi 2 (tính từ thời điểm này về sau)
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM đã xây dựng lộ trình tiêm vắc xin thời gian tới, theo 4 giai đoạn bắt đầu từ ngày 29.8 đến ngày 31.12.2021, với tổng số lượng vắc xin cần sử dụng khoảng 8.145.900 liều (trong đó, mũi 1 khoảng 1,4 triệu liều, mũi 2 khoảng 6.745.900 liều).
Như vậy, nếu xét về độ bao phủ vắc xin đảm bảo an toàn dịch tễ cho người từ 18 tuổi trở lên (đủ cả 2 mũi), thì theo kế hoạch, về lý thuyết, tới ngày 31.12.2021 mới có thể đạt được.

Đã tiêm đủ liều vắc xin mà vẫn “ở yên” thì rất phí

Trao đổi với PV Thanh Niên, TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh về vai trò của bao phủ vắc xin. Cụ thể, người tiêm đủ liều 2 mũi vắc xin nên được đi làm lại bình thường.
Phân tích thêm, TS Nguyễn Huy Nga nói: “Tiêm vắc xin, bao phủ vắc xin là yếu tố quan trọng để giảm ca mắc, giảm lây nhiễm, đặc biệt là giảm các ca bệnh nặng phải thở máy, tử vong, tránh quá tải cho hệ thống y tế”.

Theo nguồn Thanh Niên
 

Tin tức khác